Tuỳ theo số lượng đèn đường LED mà có thể chọn tủ điều khiển chiếu sáng từ xa 50A hay 75A.
Tủ có 2 xuất tuyến, khách hàng có thể yêu cầu thêm 2 cái dự phòng khi đặt hàng.
Về cơ bản đây là tủ điều khiển với các thiết bị động lực tiêu chuẩn + Bộ điều khiển ICENTER.
Theo tiêu chuẩn của Tp.HCM qui định các thiết bị động lực phải được Quatest kiểm định trước khi lắp đặt. Chúng tôi chọn các thiết bị chính từ:
- Mitsubishi – Sản xuất tại Nhật Bản
- Schneider – Sản xuất tại Tây Ban Nha.
- Carlo Gavazzi – Sản xuất tại Ý.
Do vấn đề an ninh và bảo mật, bộ điều khiển ICENTER phải được sản xuất tại Việt Nam. Các nhà sản xuất được các cơ quan chức năng thẩm định, sản phẩm trải qua quá trình xét duyệt của Sở GTVT Tp.HCM.
Tủ điều khiển giao tiếp với trung tâm điều hành qua sóng GPRS hoặc sóng data 3G/4G.
Tủ điều khiển giao tiếp với đèn LED qua sóng vô tuyến Zigbee, RF, Lora.
Tại sao vỏ tủ bằng Composite ?
Khác với tủ của bên điện lực, tủ điều khiển chiếu sáng từ xa có vỏ làm bằng vật liệu Composite.
Bên trong tủ ngoài các thiết bị động lực còn có các thiết bị thu phát vô tuyến Zigbee/RF/Lora để giao tiếp với đèn LED và GPRS/3G/4G kết nối với trung tâm điều khiển.
Vỏ tủ bằng kim loại sẽ giống như lồng Faraday là buồng cách ly điện tử, có khả năng ngăn chặn tín hiệu điện hoặc sóng vô tuyến truyền qua nó.
Vì thế trong xe ô tô phải có ăng ten dạng vây cá mập (xe đời mới) hoặc dạng cột (xe đời cũ) để thu sóng và phát tín hiệu.
Tủ điều khiển chiếu sáng có chuẩn IP34 chứ không phải IP54 vì sao ?
Các thiết bị điện tử cần môi trường hoạt động mát mẻ nên tủ kín quá sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành và độ bền của thiết bị.
Bên hông tủ có các khe thiết kế dạng mái che để làm mát đối lưu tự nhiên.
Thiết kế này vẫn bảo vệ được các thiết bị bên trong khi trời mưa lớn.
Ý nghĩa chỉ số IP34:
Vật rắn: ngăn chặn được các vật rắn lớn hơn 2.5mm
Nước: ngăn chặn sự xâm nhập của nước từ vòi phun ở tất cả các hướng.